-
Được đăng: 05 Tháng 2 2020
-
Lượt xem: 701
Hiện nay, một số đối tượng sâu bệnh hại xuất hiện và gây hại trên mạ và lúa mới cấy, trong đó ốc bươu vàng (OBV) có xu hướng tăng mạnh về mật độ và diện phân bố đặc biệt ở những nơi gần kênh dẫn nước, ao hồ, sông, suối; mật độ phổ biến 0,5 con/m2, nơi cao 3-5 con/m2 (Lương Sơn, Lạc Thủy), diện tích nhiễm 70ha. Từ nay đến đầu tháng 3/2020 là cao điểm gây hại của OBV trên diện tích lúa mới cấy - đẻ nhánh, hay diện tích gieo sạ; nhiều ruộng sẽ phải cấy dặm, cấy lại nếu không ngăn chặn hiệu quả OBV.
Để bảo vệ sản xuất, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hoà Bình đề nghị các cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp chỉ đạo cơ sở và hướng dẫn nông dân phổ biến, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp OBV như:
* Trước khi cấy:
- Làm đất kỹ, tập trung, cày bừa san đều ruộng, tránh lồi lõm trũng nước.
- Dùng phên, lưới có mắt nhỏ chắn những nơi lấy nước để ngăn cản sự di chuyển của OBV đồng thời dễ dàng thu bắt.
- Sau khi bừa lần cuối, để lắng bùn 1 – 2 ngày trước khi cấy, bắt ốc và ổ trứng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
- Những ao, hồ, đầm có thể thả thêm cá chép, cá trắm đen (là những loại cá sử dụng ốc con làm thức ăn ưa thích).
* Sau khi cấy:
- Thường xuyên huy động nhân lực thu bắt ốc, trứng ốc; cắm cọc ven bờ và đầu nguồn nước, dọc theo các rãnh nước để thu hút OBV đến đẻ trứng. Tốt nhất nên dùng cọc dài 1m, đường kính 2-3 cm, đặt cách nhau 3-4 m. Việc làm này phải thường xuyên, liên tục từ lúc gieo sạ, cấy cho đến thu hoạch, bắt ốc vào sáng sớm hoặc chiều tối là có hiệu quả cao nhất vì lúc này ốc hoạt động rất mạnh.
- Sử dụng cây mạ non, những loại lá cây là thức ăn ưa thích của OBV (lá sắn, lá bắp cải, lá khoai lang, lá khoai sọ,…) làm chất dẫn dụ để thu bắt ốc.
- Thời kỳ lúa đẻ nhánh có thể thả vịt vào ruộng để bắt ốc con.
- Những nơi OBV sống tập trung, nếu chủ động nước có thể sử dụng một số loại thuốc trừ OBV như: Tob 1,25GR, 1,88GR; Andolis 120AB, 150BB, 190BB;Bosago 12AB; Apple 700WP; Awar 700WP; Dioto 250 EC; Pazol 700WP; Viniclo 70WP; Clodansuper 250WP, 500WP, 700WP; Soliti 15 WP; Anhead 6GR, 12GR; Honeycin 6GR; Milax 100GB... hoặc các thuốc khác có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam được đăng ký trừ đối tượng này. Lưu ý không phun, rải thuốc cho những ruộng không có bờ, ruộng nuôi cá và nuôi trồng thủy sản.
- Đối với những ruộng mới cấy hay ruộng lúa đang đẻ nhánh bị OBV gây hại mất khoảng nên giữ mực nước khoảng 3cm, đắp bờ bao quanh để hạn chế sự di chuyển và phát tán gây hại của ốc bươu vàng; đồng thời cần dặm bổ sung ngay kết hợp với tăng cường khâu chăm sóc, bón phân để thúc đẩy sự đẻ nhánh của cây lúa./.
Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (T/h)
Tin mới
- Triển khai sản xuất vụ hè thu, vụ mùa và vụ đông năm 2020 - 28/05/2020 00:11
- Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp - 18/05/2020 02:26
- Tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại cây trồng vụ đông xuân các tỉnh, thành phố phía Bắc - 09/04/2020 00:50
- Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 - 13/03/2020 01:52
- Chú trọng quy hoạch lĩnh vực ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất bền vững - 20/02/2020 01:15
Các tin khác
- Chủ động phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô vụ Xuân-Xuân Hè 2020 - 05/02/2020 02:06
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai kế hoạch năm 2020 - 23/12/2019 07:46
- Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình - 29/11/2019 02:00
- Kiểm tra thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI tại Sở NN&PTNT - 23/10/2019 10:19
- Họp báo thông tin về Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình, Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2019 - 15/10/2019 00:31