-
Được đăng: 03 Tháng 4 2017
-
Lượt xem: 843
Vào mùa Hè, nắng nóng, dễ bùng phát bệnh dại. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra bệnh dại là do đàn chó nuôi không được tiêm phòng bệnh dại triệt để.Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, cần chủ động phòng- chống bằng việc thực hiện tiêm vắcxin phòng dại cho vật nuôi.
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây bệnh ở động vật và người, nguồn gốc mang bệnh,lây bệnh chủ yếu ở chó, mèo nuôi và động vật hoang dã. Khi động vật mắc bệnh có biểu hiện cào, cắn, liếm vào người, vi rút Dại từ nước bọt sẽ lây qua niêm mạc bị tổn thương sây sát và vết thương hở. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh và kết thúc bằng cái chết rất thương tâm.
Theo thống kê của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình về tình hình bệnh dại từ năm 2010- 2016 có gần 11.000 người đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, 19 trường hợp tử vong do bệnh dại (phân bố chủ yếu ở 7 huyện, thành phố như: Lương Sơn 6 ca; Tân Lạc 2 ca; Kim Bôi 2 ca; Yên Thủy 2 ca; Thành phố HB 1 ca).Trong 19 ca tử vong do dại nhận thấy nguồn truyền bệnh 100% liên quan tới chó. Nguyên nhân do số lượng chó nuôi nhiều, việc quản lý đàn chó nuôi chưa chặt chẽ, tỷ lệ tiêm phòng chưa triệt để. Các trường hợp tử vong hầu hết do không tiêm phòng vắc xin sau khi bị chó dại cắn.
Nhằm chủ động phòng chống bệnh dại cho động vật, ngăn chặn bệnh dại từ động vật lây sang người, Các cơ quan chức năng và Chính quyền địa phương các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân biết được tính chất nguy hiểm của bệnh dại “Khi đã phát bệnh dại thì không thể chữa được và sẽ dẫn đến những cái chết thương tâm”, thực hiện triệt để việc “Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo chính là phòng bệnh dại cho người”. Tổ chức, triển khai công tác tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó tại địa phương 2 đợt trong năm: Đợt 1 vụ xuân- hè từ tháng 3 đến tháng 5; đợt 2 tiêm phòng bổ sung vào tháng 9, tháng 10. Các địa phương thực hiện đợt tiêm phòng theo phương châm tiêm cuốn chiếu, dứt điểm, tập trung, tổ chức thành chiến dịch cũng như bố trí, huy động nhân lực, vật lực tham gia, chia thành nhóm tiêm có sự phối hợp của chính quyền địa phương.
Để ngăn ngừa, khống chế có hiệu quả bệnh dại, không để dịch bệnh xảy ra, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của cộng đồng. Các cơ quan chuyên môn khuyến cáo tới bà con 1 số biện pháp phòng, chống bệnh dại như sau:
1. Các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên đàn chó:
- Người nuôi chó phải chấp hành quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ hàng năm và bổ sung của cơ quan thú y.
- Hạn chế nuôi chó thả rông.
- Trường hợp nếu chó cắn người, cần phải đưa người đến cơ quan y tế dự phòng gần nhất để được kiểm tra và tư vấn điều trị dự phòng kịp thời, đồng thời chủ hộ phải nhốt chó lại để theo dõi ít nhất 15 ngày (theo dõi tình trạng sức khỏe của con chó cắn người và thông báo cho cơ quan Y tế hoặc Thú y).
- Trường hợp không biết rõ nguồn gốc của con chó đã cắn người thì phải áp dụng ngay các biện pháp điều trị dự phòng cho người như bị chó dại cắn. Tuyệt đối không được đi khám thầy lang, tốt nhất là đến trung Tâm Y tế để được tư vấn điều trị.
- Triển khai tiêm phòng bao vây bằng vắc xin Dại cho toàn bộ đàn chó ở nơi nghi chó mắc bệnh Dại.
2. Các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người:
Bệnh dại sẽ gây tử vong nhưng phòng tránh được nếu điều trị kịp thời. Vì vậy khi bị chó cắn, cào xước, liếm trên da bị thương chúng ta cần xử trí nhanh bằng cách rửa vết thương bằng xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa sau đó thoa chất sát khuẩn. Không băng kín vết thương. Sau đó đưa bệnh nhân đến Trung tâm Y tế dự phòng gần nhất để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời./.
Thanh Hằng - Trung tâm Khuyến nông tỉnh
Tin mới
- Trồng rau trái vụ - Hướng đi mới của nông dân xã Quyết Chiến - 30/06/2017 09:19
- Bảo tồn, xây dựng thương hiệu Gà Lạc Thủy - 30/05/2017 03:46
- Trồng dưa trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP - 30/05/2017 02:03
- Trồng Sả - Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao ở xóm Bái Trang 1, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc - 04/05/2017 03:36
- Trồng măng tây xanh bỏ túi hơn 1 triệu mỗi ngày - 17/04/2017 01:24
Các tin khác
- Hiệu quả kinh tế trong 3 năm triển khai mô hình “Vỗ béo bò thịt trong nông hộ” - 26/10/2016 02:29
- Mô hình nuôi vỗ béo bò thịt trong nông hộ - 26/05/2016 02:24
- Kết quả thành công từ các mô hình, dự án khuyến nông - 21/01/2016 08:51
- Ứng dụng chế phẩm Compost Maker làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp - 08/01/2016 02:55
- Người đưa máy cấy mini về đồng ruộng - 31/12/2015 07:46