-
Được đăng: 18 Tháng 5 2018
-
Lượt xem: 632
Trời gần trưa, nắng gắt mà chị Xa Thị Tuyển ở xóm Chum Nưa, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) vẫn lúi húi ngoài ruộng dưa bắt sâu. Đưa chúng tôi đi xem vườn dưa, chị cho biết: Dưa chuột ở nơi khác mang đến đây bán rất khó, nhưng riêng hàng của tôi có bao nhiêu hết bấy nhiêu. Nhà tôi trồng 200 m2 dưa chuột.
Trồng dưa chuột không dùng thuốc BVTV, chị Xa Thị Tuyển, xóm Chum Nưa, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) sử dụng thuốc thảo dược tự chế và bắt sâu thủ công, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Từ đầu vụ, để phòng tránh sâu bệnh cho cây, tôi làm tốt việc cải tạo đất, chăm sóc theo hướng hữu cơ bằng hình thức bón phân chuồng hoai mục. Hiện tại, tôi bán từ 10.000-15.000 đồng/kg. Từ cách làm theo hướng hữu cơ nên hàng bán cũng dễ. Không chỉ có rau mà cây lúa, cây ngô của nhà tôi trồng cũng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), đặc biệt là không sử dụng thuốc diệt cỏ.
Bà Xa Thị Sứ ở xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng cho biết: Từ khi được tuyên truyền, vận động về tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV và sử dụng thuốc diệt cỏ, tôi thấy nếu sử dụng lâu dài không những gây hại cho bản thân, gia đình, cộng đồng mà còn tác hại đến thế hệ mai sau. Tôi kiếm tỏi, ớt và lá cây đắng để pha chế thuốc phun. Thời gian rảnh rỗi thì bắt sâu. Thuốc diệt cỏ tôi không dùng nữa mà làm cỏ bằng tay như ngày trước vẫn làm. Tôi trồng dưa chuột, ngô nếp và lúa. Từ ngày áp dụng phương pháp này, sản phẩm bán được giá hơn, nhiều người mua hơn.
Ông Xa Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: Thực hiện mô hình hạn chế thuốc BVTV và không sử dụng thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp, Đảng ủy xã ra nghị quyết, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền đến thôn xóm, hộ gia đình qua loa phát thanh, truyền miệng trong các cuộc họp... Nhiều xóm đưa vào quy ước. Nhiều hộ chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, canh tác theo kiểu truyền thống đã hạn chế sử dụng thuốc BVTV. Còn thuốc diệt cỏ thì hầu hết các hộ không sử dụng. Để thay thế thuốc BVTV, các hộ sử dụng hình thức ngâm tỏi, ớt và dùng lá cây rừng pha chế thuốc để phun. Ngoài việc sử dụng thuốc trong nông nghiệp, thời gian qua, xã Mường Chiềng đã tổ chức thu gom rác thải vào bãi rác tập trung. Đội thu gom có 3 người, có phương tiện vận chuyển, hoạt động thường xuyên vào thứ ba và thứ sáu hàng tuần.
Ông Xa Văn Tươi, Chủ tịch UBND xã Đồng Chum cho biết: Chúng tôi xác định việc nhận thức của bà con làm nông nghiệp là quan trọng nhất nên Đảng ủy, HĐND xã cùng các ban, ngành, đoàn thể đã vào cuộc vận động, tuyên truyền đến thôn, xóm, hộ gia đình. Từ công tác tuyên truyền, nhiều người dân đã hiểu rõ tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV và thuốc diệt cỏ. Những năm trước, người dân không hiểu tác hại của thuốc nên thường mua về sử dụng bừa bãi, không theo hướng dẫn, không đúng cách, thời điểm. Từ khi được tuyên truyền bà con sử dụng hợp lý hơn. Từ mô hình này, nhiều người chuyển sang trồng cây cho thu nhập cao, ít sử dụng thuốc BVTV, đảm bảo môi trường sống và canh tác bền vững./.
HBĐT
Tin mới
- Diễn đàn khuyến nông @ Nông nghiệp các tỉnh miền núi phía Bắc tại Hòa Bình - 14/10/2020 08:00
- Đưa sản phẩm nông nghiệp hướng tới thị trường Hà Nội - chất lượng là chìa khóa - 12/08/2019 06:49
- Bí thư Tỉnh ủy khảo sát mô hình trồng cây Sachi ở huyện Tân Lạc - 15/11/2018 03:35
- Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Giải pháp chăn nuôi đại gia súc theo chuỗi ATTP vùng Trung du miền núi phía Bắc” - 04/10/2018 07:59
- Tập huấn Mô hình Chăn nuôi Lợn bản địa sinh sản - 01/06/2018 01:16
Các tin khác
- Bệnh dại và các biện pháp phòng chống - 14/05/2018 03:43
- SỞ NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH HỦA PHĂN – LÀO THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH HÒA BÌNH - 27/12/2017 08:12
- Tân Lạc - bưởi vào mùa - 10/10/2017 01:05
- Trồng khoai lang cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Phú Cường, huyện Tân Lạc - 22/09/2017 02:27
- Mô hình: Vỗ béo bò thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao - 20/09/2017 01:02