-
Được đăng: 22 Tháng 1 2021
-
Lượt xem: 160
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin dự báo khí tượng thủy văn và khuyến cáo mùa vụ trồng rừng vụ Xuân năm 2021 như sau:
Về thông tin dự báo thời tiết: Hiện tượng La Nina còn duy trì đến tháng 3/2021 với xác xuất 95%, sau đó có xu hướng chuyển dần sang trạng thái trung tính vào mùa hè năm 2021.
Nhiệt độ khu vực Bắc Bộ: Tháng 01 đến tháng 3/2021 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ; tháng 02/2021 nhiệt độ thấp hơn TBNN khoảng từ 0,5-1,00C; các đợt rét đậm, rét hại xảy ra từ nay đến tháng 02/2021. Đề phòng nhiệt độ giảm sâu, gây ra băng giá, mưa tuyết trong các tháng mùa Đông ở các vùng núi cao.
Lượng mưa khu vực Bắc Bộ: Tháng 01- 02/2021 phổ biến ít mưa, tháng 3/2021 tổng lượng mưa (TLM) xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.
Về mùa vụ trồng rừng: Cơ sở dữ liệu của Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, từ tháng 01 đến tháng 3 là mùa vụ trồng rừng vụ Xuân của các tỉnh phía Bắc, chính vì vậy để đảm bảo mùa vụ trồng rừng tỉnh Hòa Bình cần chuẩn bị tốt mọi điều kiện sau:
Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết của địa phương đơn vị; chuẩn bị đủ hiện trường trồng rừng; có phương án chủ động phòng chống rét, sương muối cho vườn ươm cây giống bằng cách che phủ rơm rạ, làm giàn che phủ lưới ni-lông; tưới rửa sương cho cây vào buổi sáng sớm (Khi xuất hiện sương muối và băng giá);
Chuẩn bị cây giống đủ số lượng, đảm bảo chất lượng tốt và tăng tỷ lệ sử dụng giống mô, hom, được kiểm soát, xác nhận nguồn gốc giống theo quy định.
Tổ chức thực hiện tốt phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021 theo Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 17/VPUBND-NNTN ngày 04/01/2021 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
Tranh thủ thời vụ và thời tiết thuận lợi, những ngày thời tiết ấm có mưa ẩm để trồng rừng, đảm bảo đạt tỷ lệ cây sống cao; không trồng rừng vào những đợt giá rét, sương muối hoặc những đợt khô hạn kéo dài, trong đó các loài cây lâm nghiệp trồng chính bao gồm: Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ, Bồ đề, Luồng, Lim xanh, Sấu, Trám, Xoan, Lát hoa...
Chú ý phòng ngừa một số loài sâu bệnh hại chủ yếu như: Sâu ăn lá Keo, Mỡ, Bồ đề; dế, mối ăn cây non; sâu kén, bệnh phấn trắng và nấm Ceratosystis trên cây Keo; nhện đỏ hại lá cây Re hương, Lát hoa; Bọ rầy, sâu ăn lá Trám; Vòi voi hại măng Luồng./.
Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (T/h)
Tin mới
- Dự báo nguy cơ cháy rừng (Từ ngày 11 đến ngày 15/02/2020) - 17/02/2021 09:06
- Dự báo nguy cơ cháy rừng (Từ ngày 06 đến ngày 10/01/2020) - 08/02/2021 01:57
- Dự báo nguy cơ cháy rừng (Từ ngày 01 đến ngày 05/02/2021) - 02/02/2021 06:59
- Dự báo nguy cơ cháy rừng (Từ ngày 26 đến ngày 31/01/2021) - 27/01/2021 08:01
- Dự báo nguy cơ cháy rừng (Từ ngày 21 đến ngày 25/01/2021) - 22/01/2021 02:34
Các tin khác
- Dự báo nguy cơ cháy rừng (Từ ngày 16 đến ngày 20/01/2021) - 18/01/2021 02:48
- Dự báo nguy cơ cháy rừng (Từ ngày 11 đến ngày 15/01/2021) - 11/01/2021 14:35
- Dự báo nguy cơ cháy rừng (Từ ngày 06 đến ngày 10/01/2021) - 07/01/2021 03:18
- Dự báo nguy cơ cháy rừng (Từ ngày 01 đến ngày 05/01/2021) - 01/01/2021 15:20
- Dự báo nguy cơ cháy rừng (Từ ngày 06 đến ngày 10/12/2020) - 08/12/2020 02:03