-
Được đăng: 06 Tháng 2 2015
-
Lượt xem: 3071
Những năm qua, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệ góp phần nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 làng nghề truyền thống được công nhận là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu và làng nghề dệt thổ cẩm truyền thóng làng Lục, xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn. Ngoài ra, còn một làng nghề đã thẩm định xong hồ sơ xét công nhận đang chờ UBND tỉnh phê duyệt là nghề dệt thổ cẩm xóm Cóm, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc. Có 483 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Trong đó 416 doanh nghiệp sản xuất ổn định, có khả năng phát triển tốt. Nhiều doanh nghiệp sản xuất khó khăn không ổn định (54 doanh nghiệp) vì thiếu vốn đầu tư sản xuất, thị trường tiêu thụ không ổn định, ngày công lao động thấp, trình độ tay nghề kém, chất lượng sản phẩm không cao, không có khả năng cạnh tranh với thị trường. Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp dao động từ 2-3 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng có 3.339 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn, có doanh thu trong sản xuất và kinh doanh trên 500 tỷ đồng; số người tham gia trong các cơ sở ngành nghề nông thôn khoảng 7.249 người, trong đó số lao động thời vụ là 1.427 người, thu nhập bình quân đạt 2 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Thị trường chủ yếu tiêu thụ nội địa, chỉ có một số sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế như chổi chít, dệt thổ cẩm và một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ; nguồn nguyên liệu chủ yếu dũng nguyên liệu sẵn có tại địa phương và nhập từ một số tỉnh lân cận. Hiện nay, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn của tỉnh rất đa dạng (khoảng 30 loại sản phẩm khác nhau), chủ yếu sử dụng nhiên, nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương nên đã khai thác được nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội.
Hiện nay ngành nghề nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển dưới 3 hình thức: Hộ cá thể sản xuất tiểu thủ công nghiệp, HTX tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, thành phố Hòa Bình là đơn vị có nhiều cụm nghề tập trung và khá nổi tiếng như sản xuất rượu cần (tổ 3 phường Phương Lâm), làm chổi chít (phường Đồng Tiến, Hữu Nghị và xã Trung Minh); sản xuất gạch xây dựng (phường Thịnh Lang, Phương Lâm); một số công ty may và một số cơ sở sản xuất tăm tre, mây tre giang đan nằm rải rác trong địa bàn dân cư...Các sản phẩm được sản xuất ra với nhiều mẫu mã khá phong phú, đáp ứng được yêu cầu của thị trường nội địa. Đặc biệt một số cơ sở thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm đang được chú trọng và thu hút sự quan tâm, đầu tư của các cấp, ngành nhằm khôi phục và phát triển. Ngoài ra, huyện Lương Sơn có nghề: rượu cần, gỗ lũa (Lâm Sơn) các sản phẩm về chè...Huyện Mai Châu cũng được biết đến với nhiều bản, làng dệt thổ cẩm gắn với du lịch, nghề nấu rượu (Mai Hạ) gây được tiếng vang không những với người trong tỉnh mà còn thu hút được du khách ngoại tỉnh...Tuy nhiên, sự phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh sản xuất không tập trung, nhỏ lẻ, manh mún, phân tán ở các xã, phường dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng các làng nghề. Do vậy, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa mới, đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường; việc tìm kiếm đầu mối tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường cho từng loại sản phẩm còn hạn chế; mở rộng quy mô sản xuất còn gặp nhiều khó khăn; lao động chủ yếu là thủ công, chưa được đào tạo kỹ thuật cơ bản, phần lớn là do truyền nghề và kèm cặp tại chỗ nên trong quá trình sản xuất theo cơ chế thị trường gặp nhiều lúng túng. Việc liên doanh, liên kết giữa các cơ sở sản xuất cùng loại sản phẩm chưa được coi trọng, chưa tạo ra tính chuyên môn hóa trong sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển. Khó khăn về vốn, nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí nhân công cao nên tình hình hoạt động trì trệ, doanh thu thấp. Nghề dệt thổ cẩm, hàng giấy thủ công tuy là sản phẩm độc đáo truyền thống của tỉnh nhưng do các cơ sở sản xuất chủ yếu là nhỏ lẻ, tự phát, tự tìm nơi cung cấp trên thị trường nên còn gặp nhiều lúng túng, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú để thích ứng thị trường.
Để khắc phục những khó khăn này, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm ngành nghề nông thôn; bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn và làng nghề quảng bá giới thiệu sản phẩm; đầu tư xây dựng các mô hình điểm về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh; xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn như đầu tư các vùng trồng cây chít, mây, song, dó, bông...
(Nguồn: CTTĐT)
Tin mới
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mai Châu - 26/05/2015 02:12
- Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng của thiên tai trong mùa mưa bão năm 2015 - 15/05/2015 01:22
- Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề truyền thống, nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tình Hòa Bình đến năm 2020 - 13/05/2015 03:39
- Thử nghiệm báo cáo số liệu theo mẫu biểu lĩnh vực kinh tế hợp tác - 22/04/2015 09:47
- Hợp Thịnh sôi nổi phong trào hiến đất, góp công xây dựng nông thôn mới - 27/02/2015 01:03
Các tin khác
- Xã Dung Phong, huyện Cao Phong đạt danh hiệu " Xã đạt chuẩn nông thôn mới" năm 2014 - 04/02/2015 01:27
- Phát triển nghề truyền thống - hướng giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn - 19/01/2015 01:24
- Báo cáo tình hình phát triển ngành nghề nông thôn năm 2014 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình - 31/12/2014 01:33
- Xã Tòng Đậu (Huyện Mai Châu): Nỗ lực phấn đấu trong xây dựng nông thôn mới - 05/11/2014 02:54
- Hướng mở trong phát triển nghề, làng nghề truyền thống - 30/10/2014 01:59