-
Được đăng: 28 Tháng 10 2020
-
Lượt xem: 155
Ngày 27/10 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Văn bản số 2187/SNN-TL V/v Tăng cường công tác phòng chống thiên tại, khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn tỉnh các tháng cuối năm 2020 gửi các Sở, ban, ngành; Công an tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Đài Khí tượng Thuỷ văn Hoà Bình; Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình; Công ty Thuỷ điện Hoà Bình.
Theo đó, thời gian từ đầu tháng 10 đến nay đã xảy ra liên tiếp các cơn bão trên biển Đông, trong đó có cơn bão số 7 ảnh hưởng đến tỉnh Hoà Bình gây mưa lớn cục bộ; thời tiết miền Bắc đã xuất hiện không khí lạnh, khô; năm 2020 được dự báo là năm có thiên tai bất thường. Để chủ động các biện pháp ứng phó với các tình huống thiên tai bất thường có thể xảy ra trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực Phòng chống thiên tai) đề nghị Quý Cơ quan, đơn vị, địa phương một số nội dung sau:
- Đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 301-KH/TU ngày 24/7/2020 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Quyết định số 2248/QĐ-UBND ngày 18/9/2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 301-KH/TU ngày 24/7/2020 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Các Sở, ngành, địa phương chủ động phối hợp với lực lượng công an, quân đội,… chủ động xử lý các tình huống diễn biến phức tạp của thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với phương châm “phòng là chính” và thực hiện nghiêm túc có hiệu quả “4 tại chỗ”.
- Đối với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
+ Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h để theo dõi, thông báo, cảnh báo nhanh, chính xác và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai; rà soát, đầu tư trang bị bổi sung các phương tiện, vật tư, thiết bị, dụng cụ cứu trợ,… cần thiết để đáp ứng yêu cầu sẵn sàng ứng phó khi có thiên tai xảy ra. Vào các tháng cuối năm tuy ít xảy ra mưa lũ lớn nhưng không được lơ là chủ quan, đồng chí lãnh đạo các địa phương cần chủ động triển khai và chịu trách nhiệm về những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan.
+ Mặt khác, khẩn trương rà soát chặt chẽ những vị trí xung yếu, vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở nghiêm trọng, đặc biệt là các khu vực bờ sông, bờ suối, đập tràn, ngầm, khu vực khai thác cát sỏi, khoáng sản…; kiên quyết di dời nhân dân đến nơi an toàn đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và giảm thiểu thiệt hại về tài sản của nhân dân.
+ Phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình thường xuyên kiểm tra, rà soát các hồ chứa, đập dâng gia cố các điểm có nguy cơ mất an toàn; rà soát, bổ sung các phương án ứng phó đảm bảo an toàn hồ đập, phương án đảm bảo an toàn vùng hạ du đối với các hồ chứa, đập dâng để đảm bảo an toàn cho công trình và người dân vùng thiên tai khi có sự cố xảy ra. Đồng thời, rà soát kiểm tra hệ thống mương, cống tiêu, thoát nước ở các khu vực đô thị, khu đông dân cư, các vùng nuôi trồng thuỷ sản,… không để xảy ra tình trạng ngập lụt kéo dài trên diện rộng
+ Các tháng cuối năm thời tiết khô lạnh là do các đợt không khí lạnh gây mưa, giá rét ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh. Để ứng phó với loại hình thiên tai nêu trên đề nghị các địa phương quan tâm xây dựng kế hoạch sản xuất, nuôi, trồng về nông nghiệp phù hợp với tình hình thiên tai có thể xảy ra; có phương án đảm bảo an toàn cho cây trồng và gia súc gia cầm khi giá rét, rét đậm, rét hại kéo dài.
- Đối với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình; Công ty Thuỷ điện Hoà Bình: Phối hợp với UBND các huyện, thành phố; các chủ hồ chứa thuỷ điện tăng cường công tác quản lý vận hành hồ, đập chứa nước đảm bảo an toàn, điều tiết hợp lý mực nước theo đúng quy trình, quy định; sẵn sàng ứng phó trong tình huống mưa kéo dài, bất thường và đột xuất; đưa ra cảnh báo sớm và hướng dẫn người dân vùng hạ du cách ứng phó trong từng trường hợp cần thiết phải xả lũ
- Khi có thiên tai, sự cố xảy ra đề nghị Quý Cơ quan, đơn vị, địa phương thông tin, báo cáo về Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh (qua Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh - Chi cục Thuỷ lợi, SĐT liên hệ 3582309) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (T/h)
Tin mới
- Chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước vụ đông xuân 2021 - 2022 - 25/02/2022 03:18
- Ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng xe quá tải đi trên đê trên địa bàn tỉnh Hòa Bình - 17/02/2022 10:22
- Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Xuân trong và sau tết Nguyên đán - 14/01/2022 08:06
- Chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại mùa Đông 2021-2022 - 12/11/2021 08:08
- Phòng, chống ngập lụt, úng và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi - 10/10/2021 02:26
Các tin khác
- Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai do mưa bão - 18/10/2020 08:49
- Mở cửa xả đáy số 1 để điều tiết hồ chứa thủy điện Hòa Bình - 14/10/2020 08:03
- Cảnh báo khả năng đập thủy điện Hòa Bình xả lũ - 29/09/2020 09:06
- Chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lũ, giảm thiệt hại về người và tài sản - 22/07/2020 01:09
- Khảo sát ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khu vực lòng hồ Hòa Bình và hạ lưu sông Đà - 09/06/2020 23:58