-
Được đăng: 14 Tháng 7 2016
-
Lượt xem: 834
Ngày 01/7/2016 Chi cục Thủy sản Hòa Bình ban hành Thông báo số 123/TB-TS Thông báo Bản tin quan trắc cảnh báo môi trường gửi phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu; phòng Kinh tế thành phố Hòa Bình.
Theo đó, trong tháng 5/2016 Chi cục Thủy sản Hòa Bình phối hợp với Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I tổ chức thu mẫu môi trường, mẫu bệnh trên địa bàn các huyện Đà Bắc, Cao Phong, Mai Châu, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình. Căn cứ kết quả phân tích môi trường nước; kết quả kiểm tra vi khuẩn trong nước; kết quả kiểm tra ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn trên cá. Chi cục Thủy sản Hòa Bình đề nghị phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu; phòng Kinh tế thành phố Hòa Bình thông báo tới các cơ sở nuôi những nội dụng cụ thể như sau:
- Cảnh báo các điểm có mẫu nước vượt so với Quy chuẩn Việt Nam gồm có Trung tâm giống thủy sản, đầm Quỳnh Lâm, cụ thể:
+ Hàm lượng vi khuẩn Pseudomonas sp và Aeromonas sp, trong nước của ao nuôi cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn ngành từ 1,3 - 5,6 lần;
+ Chỉ số NH3-N tại các điểm: HBTT1, HBTT2, HBTT3, HBQL1, HBQL2 có giá trị cao hơn ngưỡng so với Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 08:2008/BTNMT) là <0,1 mg/l.
- Cảnh báo ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn trên cá (Ký sinh trùng): Kiểm tra 18 mẫu ký sinh trùng trên hai cơ quan mang và da cá cho thấy, 2/18 mẫu bắt gặp sán lá đơn chủ với cường độ nhiễm là 6 - 10 sán/lam (ở mẫu cá Bỗng của cơ sở nuôi lồng Thu hiền - xã Thái Thịnh, mẫu cá Chép của ao nuôi Phạm Đình Đào - Đội 1, Quỳnh Lâm, Thành Phố Hòa Bình).
Khuyến cáo đến các hộ nuôi:
- Đối với ao nuôi: Nên sử dụng vôi với liều lượng 2kg vôi/100m2 diện tích ao, quản lý mật độ nuôi phù hợp, cho cá ăn thức ăn vừa đủ và không để thức ăn dư thừa trong ao nuôi;
- Đối với lồng nuôi: nên sử dụng 2-4 kg/10m3 lồng, nhằm giảm mật độ Pseudomonas sp. và Aeromonas sp. tạo điều kiện môi trường tốt cho các vi khuẩn có lợi phát triển.
- Riêng đối với những hộ có cá bị sán lá ở mang nên dùng KMnO4 ( 2 - 4 ppm) phun xuống ao để xử lý (nên có sục khí từ 2 - 4 giờ khi phun). Đồng thời nên cho cá ăn phòng bệnh bằng vitamin C (2g/kg thức ăn) cho ăn 7 ngày liên tục. Cho cá ăn phòng Vitamin C và xử lý vôi lặp lại hàng tháng.
Chi cục Thủy sản Hòa Bình thông báo tới Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế Thành phố các cơ sở nuôi trên địa bàn biết để có các biện pháp xử lý kịp thời./.
Chi cục Thủy sản Hòa Bình
Tin mới
- Thả cá bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng hồ sông Đà - 25/05/2017 00:29
- Đánh bắt cá trái phép bằng xung điện trên vùng lòng hồ sông Đà và quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản - 24/05/2017 02:13
- Thông báo Kết quả kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản - 09/05/2017 09:21
- Thả cá giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ thủy điện Hòa Bình - 07/10/2016 08:15
- Bản tin quan trắc cảnh báo môi trường tháng 7 - 20/07/2016 09:19
Các tin khác
- Triển khai các biện pháp kỹ thuật, quản lý các loài thủy sản trong mùa mưa bão - 17/05/2016 02:16
- Quy trình, kỹ thuật nuôi trồng Thủy sản - 17/11/2015 07:22
- Thả cá giống, bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình 2015 - 26/10/2015 01:34
- Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai lũ báo trong hoạt động thủy sản - 04/09/2015 08:49
- Tăng cường các biện pháp kỹ thuật quản lý cá nuôi lồng - 26/08/2015 02:45