-
Được đăng: 21 Tháng 4 2020
-
Lượt xem: 1003
Hiện nay, lúa vụ Xuân 2020 đang giai đoạn phân trỗ bông, phơi màu; trà chính vụ, muộn giai đoạn đứng cái, phân hóa đòng. Qua kiểm tra đồng ruộng trên diện tích trà chính vụ, trà muộn trên địa bàn các huyện cho thấy nhiều ruộng lúa đang có hiện tượng vàng lá. Qua phân tích các yếu tố, cơ quan chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định hiện tượng trên như sau:
Biểu hiện triệu chứng:
Trên lá: Thường các lá phía dưới vàng trước; lá mới bị có màu vàng sáng, thường vàng từ chóp lá và hai bên rìa lá vào, ruộng bị nặng gần như chỉ còn lá ngọn có chưa bị vàng làm cả ruộng vàng rực. Cây lúa bị bệnh còi cọc và có thể lụi đi, ít nhánh.
Trên rễ: Bộ rễ kém phát triển, ít có rễ mới, các rễ đều thâm đen hay vàng quéo và mềm nhũn.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính là do bộ rễ thiếu ô xy, hiện tượng này thường xảy ra trên những ruộng ngập nước thường xuyên, không được làm cỏ sục bùn, ruộng có thành phần cơ giới nặng, thiếu chất mùn và vi sinh vật, ruộng không được phơi ải trước khi cấy vv. Điều kiện yếm khí đã tạo ra các axit hữu cơ và khí độc trong đất, gây tác động xấu đến sự hô hấp của bộ rễ, rễ kém phát triển và khó hấp thu dinh dưỡng.
Từ khi cây lúa phân hóa đòng, cây bước vào giai đoạn khủng hoảng kali. Khi bộ rễ không hút được kali, cây sẽ huy động kali từ bộ lá, bắt đầu từ các lá phía dưới, khi lá thiếu hụt kali sẽ biểu hiện màu vàng đặc trưng và đó cũng là lý do tại sao các lá phía dưới thường vàng trước và vàng từ chóp lá xuống.
Biện pháp xử lý:
Rút bớt nước, làm cỏ sục bùn, sau đó tháo cạn nước để rửa trôi chất độc trong đất; bón bổ sung vôi bột, để khô 2-3 ngày rồi đưa nước trở lại; bổ sung phân chuồng hoai mục hay lân (có thể dùng loại phân lân phun qua lá) và phun phân bón lá vi lượng (có chứa các nguyên tố vi lượng như Bo (B); molipden (Mo); mangan (Mn); Magie (Mg)) tạo điều kiện cho đất thông thoáng, giúp bộ rễ phát triển.
Khẩn trương bón bổ sung Kali theo quy trình khuyến cáo (khoảng 4-6kg/sào); trường hợp bộ rễ kém phát triển có thể phun những loại phân kali qua lá để tăng khả năng hấp thụ.
Thực hiện tốt các biện pháp đã nêu, sau 10-12 ngày những lá mới ra xanh bình thường, cây lúa vẫn giữ được bộ lá đòng để đảm bảo năng suất./.
Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (T/h)
Tin mới
- Khẩn trương sản xuất vụ đông - 28/10/2020 06:43
- Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Mùa, vụ Hè thu 2020 - 09/07/2020 08:35
- Thông báo tình hình dịch hại (Từ ngày 30/4 - 6/5/2020) - 07/05/2020 01:03
- Biện pháp khôi phục thiệt hại sản xuất do mưa đá - 27/04/2020 02:16
- Thông báo tình hình dịch hại (Từ ngày 16 - 22/4/2020) - 23/04/2020 02:07
Các tin khác
- Thông báo tình hình dịch hại (Từ ngày 09 - 15/4/2020) - 17/04/2020 06:57
- Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại chính trên cây lúa, vụ Xuân năm 2020 - 10/04/2020 09:34
- Thông báo tình hình dịch hại 7 ngày (Từ ngày 26/3 - 01/4/2020) - 03/04/2020 11:11
- Thông báo tình hình dịch hại (Từ ngày 19 - 25/3/2020) - 26/03/2020 08:46
- Thông báo tình hình dịch hại (Từ ngày 12 - 18/3/2020) - 19/03/2020 06:37