-
Được đăng: 27 Tháng 4 2020
-
Lượt xem: 315
Trong đêm ngày 22 đến sáng ngày 24/4/2020, một số địa phương đã xảy ra hiện tượng dông lốc, mưa lớn. Đặc biệt một số địa bàn tại huyện Đà Bắc, huyện Kim Bôi xảy ra mưa đá, đã gây ảnh hưởng tới diện tích lúa, ngô và cây màu khác.
Để kịp thời khôi phục sản xuất trên diện tích bị ảnh hưởng do mưa đá, lốc xoáy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật khôi phục thiệt hại sản xuất do mưa đá:
Đối với cây lúa: Khẩn trương tháo nước ở những nơi ngập cục bộ. Sục bùn tạo độ thoáng khí cho đất trên diện tích bị bùn đất vùi lấp một phần, mưa đá làm dập nát lá; giữ ổn định mực nước, vệ sinh tàn dư cây trồng bị dập nát. Sau 3-5 ngày khi cây ổn định thì kịp thời bón bổ sung đạm, bón đủ lượng Kali (nên dùng loại phân bón qua lá để tăng khả năng hấp thụ) để đạt cao nhất số bông, số hạt hữu hiệu còn lại. Với một số ít thửa ruộng dập nát nặng, không có khả năng phục hồi, khuyến cáo chủ ruộng khẩn trương rút cạn nước, cày bừa làm đất, tận dụng quỹ thời gian còn lại trước khi cấy lúa vụ mùa (60-75 ngày) để gieo trồng những loại rau ngắn ngày (rau dền, rau cải, ngô ngọt, bí lấy ngọn v,v...) để tận dụng đất, cải thiện thu nhập.
Đối với cây ngô: Thoát nước, dựng sớm, vun gốc những diện tích bị đổ ngả, sau 3-5 ngày khi rễ mới ra tiến hành bón thúc đạm, kali để thúc đẩy phát triển rễ, nhất là rễ chân kiềng và tăng khả năng trỗ cờ, phun râu.
Những ruộng bị gãy ngang thân không có khả năng phục hồi thì thu sớm làm thức ăn xanh cho trâu bò, giải phóng đất gieo trồng lứa mới.
Đối với cây màu khác: Dựng cây, vun gốc cho sắn. Xới sáo phá váng, bón thúc cho diện tích cây họ bầu bí, với những vườn bị hỏng quả do mưa đá mà cây còn khỏe thì cắt bỏ dây chính, chăm sóc để lấy quả trên dây nhánh. Những ruộng thiệt hại nặng không có khả năng phục hồi tiến hành giải phóng đất, gieo trồng cây màu hè thu sớm hoặc trồng cây rau ngắn ngày trước khi cấy lúa vụ mùa.
Ngoài việc chăm sóc, khôi phục thiệt hại, chú ý phòng trừ các đối tượng sinh vật hại chính theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai.
Đối với cây ăn quả: Thoát nước kịp thời những điểm ứ đọng nước, tránh bị thối rễ; dựng những cây đổ ngả; Xới phá váng tạo độ thoáng khí cho đất. Kịp thời bổ sung những loại phân bón dễ tiêu để cây hồi phục nhanh./.
Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (T/h)
Tin mới
- Tăng cường chỉ đạo thu hoạch vụ Mùa, vụ Hè thu và thúc đẩy sản xuất vụ Đông 2021 trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 - 13/09/2021 01:45
- Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021 - 05/01/2021 06:57
- Khẩn trương sản xuất vụ đông - 28/10/2020 06:43
- Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Mùa, vụ Hè thu 2020 - 09/07/2020 08:35
- Thông báo tình hình dịch hại (Từ ngày 30/4 - 6/5/2020) - 07/05/2020 01:03
Các tin khác
- Thông báo tình hình dịch hại (Từ ngày 16 - 22/4/2020) - 23/04/2020 02:07
- Xử lý hiện tượng vàng lá sinh lý trên lúa vụ Xuân 2020 - 21/04/2020 01:07
- Thông báo tình hình dịch hại (Từ ngày 09 - 15/4/2020) - 17/04/2020 06:57
- Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại chính trên cây lúa, vụ Xuân năm 2020 - 10/04/2020 09:34
- Thông báo tình hình dịch hại 7 ngày (Từ ngày 26/3 - 01/4/2020) - 03/04/2020 11:11